CHIA SẺ THÔNG TIN

Đáng sợ với mỹ phẩm công nghệ “tay chân”

15/03/2017

Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của phái đẹp. Tuy nhiên làm đẹp như thế nào để mang lại hiệu quả như mong đợi lại là điều không phải dễ dàng, đặc biệt là trong tình hình mỹ phẩm thật – giả lẫn lộn như thị trường hiện nay.

My-pham-giaMỹ phẩm bạn đang dùng có thực sự là chính hãng


Mặt mũi ngày càng “khó coi” vì mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Nghe theo lời khuyên của bạn bè, người thân không có chuyên môn, nhiều người tiêu dùng đã sử dụng kem trộn hoặc một số loại thuốc không có thành phần rõ ràng. Đặc biệt loại kem có chứa corticoid làm cho da người dùng sáng, mịn và bớt phản ứng viêm của mụn trứng cá trong 3-4 ngày đầu đã khiến không ít người yêu thích và tin tưởng. Tuy nhiên, về lâu dài loại mỹ phẩm này sẽ gây ra những phản ứng phụ như giãn mạch, teo da, da mỏng, dễ ngứa. Dùng lâu dài hơn sẽ gây ức chế tuyến thượng thận, hội trứng mặt tròn, phù nề như mặt trăng.

my-pham-gia-8Mỹ phẩm giả tràn lan thị trường

Như trường hợp của chị TTY (quận Thủ Đức) mua một hộp kem trị nám với giá 780.000 đồng/ hộp. Sau lần đầu sử dụng, chị cảm thấy ngứa ngáy, đến lần thứ 2 mặt chị bắt đầu sưng phù, da căng cứng. Sau khi đến bệnh viện da liễu khám, các bác sĩ cho biết chị bị viêm da dị ứng do dùng mỹ phẩm chất lượng kém nên phải được điều trị và theo dõi.


my-pham-gia-8Hậu quả từ mỹ phẩm giả

Tương tự, chị LBT (Bình Dương) do nhiều mụn nên tìm đến một trung tâm thẩm mỹ. Tại đây, chị được tư vấn nặn hút và xài mỹ phẩm không rõ nhán mác để làm hết mụn. Sau 2 tuần chăm sóc sắc đẹp trọn gói giá 2,5 triệu đồng, mặt chị T bị nổi hạt đỏ, nhiễm trùng. Vì mặt mũi ngày càng “khó coi” nên chị đã tìm đến bệnh viện da liễu, bác sĩ cho biết chị bị viêm da do tiếp xúc, nhiễm trùng và phải theo điều trị. Đây vẫn chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp phải tới bênh viên để xử lý hậu quả của mỹ phẩm giả. Như vậy ảnh hưởng của hàng giả hàng nhái đặc biệt là mỹ phẩm là khôn lường, nghiêm trọng.


Công nghệ “tay chân”

my-pham-gia-1

Bên trong 1 cơ sở mỹ phẩm tự chế

Một doanh nghiệp hoạt động trong ngành mỹ phẩm cho biết, những loại mỹ phẩm đóng bịch, đóng chai đang bày bán nhiều trên thị trường hầu hết là mỹ phẩm “tự chế”. Cụ thể, các đối tượng làm giả đã mua hóa chất, nguyên liệu trong nước hoặc nhập lậu từ Trung Quốc về rồi sản xuất thủ công.

Nắm bắt được tâm lý ham rẻ và thích làm đẹp của người tiêu dùng, mỹ phẩm giả thường dùng các loại hóa chất ăn mòn da để pha chế. Ví dụ, muốn làm mỹ phẩm da trắng nhanh, chỉ cần cho corticoid liều cao vào, mặc dù đây là chất phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.


my-pham-gia-2

my-pham-gia-5

my-pham-gia-7

Mỹ phẩm giả công nghệ "tay chân"

Các đối tượng làm giả mỹ phẩm tìm mọi cách để hạ chi phí xuống càng thấp càng tốt. Thậm chí họ không cần đầu tư máy móc thiết bị, chỉ trộn hóa chất lại với nhau sau đó đóng gói vào các bao bì hoặc đóng mác các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng rồi bán ra trường. Kênh bán hàng được sử dụng nhiều là kênh online, tiêu biểu là Facebook.


Ngọc trai… giá bèo, mỹ phẩm làm từ nhau thai, tế bào gốc chưa được cấp phép

Tham khảo một vòng tại các chợ bán lẻ, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy mỹ phẩm đóng bịch, đóng chai với rất nhiều loại sữa tắm trắng, dưỡng da…được bày bán tràn lan. Các sản phẩm này được bày bán quảng cáo là làm từ tinh chất thiên nhiên ngọc trai, bùn khoáng nhưng giá bán rất bèo, có khi chỉ 35.000 – 45.000 đồng/ bịch.


my-pham-gia-3Mỹ phẩm giả 

Trước tình trạng trên thị trường đang bán rất nhiều sản phẩm được cho là có thành phần tế bào gốc từ con người, Cục trưởng cục Quản lý dược – ông Trương Quốc Cường cho biết : Các thành phần từ con người thuộc danh mục không được phép sử dụng trong mỹ phẩm và ứng dụng làm đẹp.


Rụng lông mi khi dùng mascara giả

Đại diện thương hiệu L’oreal Việt Nam cho biết từng mang 10 mẫu mascara Maybelline (nhãn hàng thuộc L’oreal) mua tại chợ và trang mạng đến Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM để phân tích, kết quả cho thấy các sản phẩm này đều là giả.


my-pham-gia-10Mascara cũng có thể bị làm giả

Sản phẩm giả có chứa nhiều chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, trong mascara giả có thành phần chủ yếu là Ethylene Ethyl Acrylate (EEA) -  loại hợp chất được dùng để tạo nên độ cứng trong sản xuất công nghiệp. Chất EEA được cảnh báo có nguy cơ gây ung thư ruột và trực tràng...

Một số trường hợp bị phản ứng với mascara giả từng được ghi nhận là: rụng hết lông mi, mi mắt sưng to phải nhập viện điều trị…

Để qua mặt người tiêu dùng, nhiều sản phẩm mỹ phẩm giả hoặc không rõ nguồn gốc còn dán vô tội vạ các loại tem ghi “ tem chống hàng giả”, tuy nhiên các đối tượng làm giả chỉ bắt chước được hình thức thể hiện còn các công nghệ chống giả trên tem rất khó để giả được. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, hãy trở thành người tiêu dùng thông thái bằng cách nâng cao kiến thức về nhận biết sản phẩm thật – giả, mua mỹ phẩm tại những cửa hàng chính thức của thương hiệu,  phối hợp với doanh nghiệp và các cơ quan chức năng để phát giác, xử phạt những cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả. 

 


098 152 5445