CHIA SẺ THÔNG TIN

Vì sao mỹ phẩm giả vẫn lộng hành trên thị trường

07/12/2016

Hiện nay dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giả ngày càng lộng hành gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như uy tín, thương hiệu của nhiều doanh nghiệp. Mặc dù các cơ quan chức năng đã ráo riết vào cuộc nhưng hiệu quả thực sự chưa cao. Vậy nguyên nhân là do đâu ?


my-pham-giaMỹ phẩm giả tràn lan thị trường

Cá nhân cũng có thể sản xuất mỹ phẩm

Theo luật, cơ quan quản lý nhà nước không khảo sát, thẩm định về cơ sở sản xuất, thành phần cũng như trang thiết bị và năng lực của các doanh nghiệp mỹ phẩm, do đó dẫn đến tình trạng các cá nhân cũng có thể tự công bố sản phẩm rồi tự sản xuất mỹ phẩm.

Lợi dụng sơ hở này, nhiều cá nhân, tổ chức làm ăn bất chính đã công bố thành phần sản phẩm mỹ phẩm khác với thực tế sản xuất, không đúng với nội dung đã đăng ký. Phương thức chủ yếu của những đơn vị này là chỉ đăng ký kinh doanh qua Sở kế hoạch đầu tư, hoặc các quận, huyện một cách đơn giản, sau đó tự công bố sản phẩm rồi đăng ký ở ngành ý tế để đưa ra thị trường.

my-pham-gia-1Nhiều cá nhân tự sản xuất ra mỹ phẩm kém chất lượng

Việc quản lý chất lượng mỹ phẩm là thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, nhưng Bộ Y tế lại chỉ kiểm tra được chất lượng mỹ phẩm của những hãng “chính quy”, có thương hiệu, có nhà máy sản xuất và có đăng ký đầy đủ, còn những hãng trôi nổi thì lực lượng quản lý thị trường phải phát hiện và kiểm soát.

Quản lý thị trường cũng có bất cập là không thể túc trực 24/24 để giám sát hoạt động kinh doanh của từng cá nhân, từng doanh nghiệp được.

Vấn đề đặt ra là vai trò quản lý của các cơ quan chức năng đến đâu? nếu như các ngành chức năng không phối kết hợp với nhau thì quản lý hàng giả, hàng nhái vẫn chỉ là vấn đề “trên trời”.

 

Mức độ xử phạt còn buông lỏng

my-pham-gia-2Mỹ phẩm giả

Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại một trong các Điều 153 đến 159 và Điều 161 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội trên, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Như vậy, những đơn vị, cá nhân vi phạm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ bị phạt tiền, tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề, còn để truy cứu trách nhiệm hình sự thì những đơn vị, cá nhân đó phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc tái vi phạm mới bị xử lý.

my-pham-gia-4Mỹ phẩm giả được bày bán bên đường khiến nhà nước khó kiểm soát

Theo TS Nguyễn Văn Lợi - Trưởng phòng Quản lý mỹ phẩm (Cục quản lý Dược, Bộ Y tế): Những cơ sở khi kiểm tra phát hiện mỹ phẩm rởm, yêu cầu rút giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng sau đó họ lại đăng ký kinh doanh với cái tên khác để tiếp tục hoạt động nên rất khó kiểm soát. Cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, quản lý thị trường và lực lượng công an, chứ một mình ngành y tế thì rất khó kiểm soát.

Thực tế hiện nay,việc xử lý các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái chủ yếu vẫn là xử phạt hành chính, phạt tiền, rất ít trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Nhà sản xuất chính hãng không lên tiếng

Nạn hàng giả, hàng nhái và hàng lậu hiện nay đang lộng hành trên thị trường gây ảnh hưởng lớn đến các sản phẩm chính hãng, làm mất lòng tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên những nhà sản xuất chính hãng khi phát hiện sản phẩm của mình bị nhái họ lại không kiên quyết lên tiếng bảo vệ mà đa phần phớt lờ và chỉ cảnh tỉnh người mua.

my-pham-gia-6Mỹ phẩm giả sản xuất ngày càng tinh vi và giống hàng thật

Tâm lý chung của người tiêu dùng là khi một sản phẩm bị phát hiện làm giả họ sẽ “tẩy chay” luôn sản phẩm đó và chuyển sang dùng sản phẩm khác vì sợ mua phải hàng giả. Người tiêu dùng ít khi tìm kiếm, so sánh giữa hàng thật hàng giả để mua bởi trên thị trường còn rất nhiều sản phẩm tương đương. Nếu nhà sản xuất công bố sản phẩm của mình bị nhái, vô hình chung sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh sản phẩm của mình.

Khi phát hiện sản phẩm của mình bị nhái, nhiều doanh nghiệp đã phối hợp với cơ quan chức năng để dẹp hàng giả, nhưng đa phần hiệu quả không cao mà mất nhiều thời gian nên phần lớn các nhà sản xuất cũng không hứng thú.

my-pham-gia-6Doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với nhà nước để chống hàng giả hiệu quả hơn

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, nhà sản xuất và cả người tiêu dùng để xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh.

 

Có thể bạn quan tâm:

098 152 5445