CHIA SẺ THÔNG TIN

Bugi làm giả tinh vi, người tiêu dùng ‘bó tay’ khi phân biệt

12/09/2017

Thị trường gần đây xuất hiện nhiều loại bugi giả được sản xuất tinh vi và bán công khai gây hoang mang cho ngươi sử dụng. Lực lượng chức năng đã phát hiện và tiêu hủy một số lượng lớn các loại bugi giả tại các điểm kinh doanh lừa đảo, trá hình.

 

bugiBugi là mặt hàng hay bị làm giả


Trong đó, đáng chú ý là việc đội Quản lý thị trường (QLTT) 5B (Quận 5, TP.HCM) tiến hành xử phạt cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Kim Hoa (Tân Thành, Quận 5) về hành vi không niêm yết giá hàng hóa tại điểm phải niêm yết theo quy định của pháp luật, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và có hành vi bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Đội QLTT 5B đồng thời còn tịch thu 495 sản phẩm nhập lậu bao gồm phụ tùng xe gắn máy có xuất xứ Trung Quốc, Thái Lan. Trong đó có khoảng 110 bugi xe gắn máy giả nhãn hiệu NGK. Tất cả số hàng hóa vi phạm đều đã được đội QLTT 5B tịch thu và tiêu hủy theo quy định.

Cũng liên quan đến việc kinh doanh bugi giả nhãn hiệu NGK, Chi cục quản lý thị trường Hải Phòng khi khám xét kiểm tra điểm kinh doanh phụ tùng xe đạp, xe gắn máy của ông Bùi Đức Bình (Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng) đã phát hiện 13 chiếc bugi C5HSA giả nhãn hiệu NGK.

 

bugi-gia-5Bugi làm giả tinh vi, người tiêu dùng ‘bó tay’ khi phân biệt


Đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp chủ kinh doanh các loại bugi giả bị phát hiện và nêu tên. Trong khi đó, trên thị trường vẫn còn rất nhiều cơ sở kinh doanh phụ tùng xe gắn máy giả (gồm cả bugi) vẫn đang ngày đêm hoạt động mà các cơ quan chức năng không thể nào kiểm soát hết được. Chính vì vậy, để tự bảo vệ mình trước các loại phụ tùng giả nhãn hiệu và kém chất lượng, người tiêu dùng cần trang bị một số kiến thức cơ bản khi lựa chọn các loại phụ tùng xe gắn máy, đặc biệt là với các loại bugi giá rẻ trôi nổi trên thị trường.

 

Cách phân biệt bugi thật và giả

 

Trên thực tế, nếu không có những chi tiết đặc trưng, người tiêu dùng rất khó nhận ra đâu là bu-gi thật, đâu là bu-gi giả. Trong khi đó, bugi giả có thể gây nên nhiều tác hại như xe khó khởi động, hoạt động không hiệu quả, tiêu hao nhiên liệu, xe không bốc. Thậm chí, đầu bọp có thể bị mòn, thủng nếu sử dụng trong một thời gian dài.

Hiện tại, các loại bugi giả trên thị trường thường sản xuất mô phỏng theo những thương hiệu nổi tiếng như NGK, Denso gây khó khăn cho khách hàng trong phân biệt hàng thật, hàng giả. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm lại có đặc điểm nhận dạng riêng như bugi Denso có rãnh cực mát hình chữ U trong khi bugi NGK có vòng lót rất chắc.

 

bugi-giaĐầu bu-gi Denso thật (trái) không bóng như bu-gi giả


Theo tài liệu của nhà phân phối Denso tại Việt Nam, sản phẩm bugi chính hãng có những đặc điểm bề ngoài rất dễ nhận biết. Đầu điện cực ( phần bằng sắt nói với đầu bọp) của bugi gỉa sáng loáng chứ không xỉn như hàng chính hãng. Tiếp đến là phần sứ cách điện, bugi thật có 5 gân, 5 hình thương hiệu Denso và các ký hiệu sản phẩm một các đồng đều, rất khó cạo. Trong khi đó, bugi giả có độ nghiêng không đều, nhòe mờ và dễ phai màu khi gặp nước. Phần ren trên bugi giả có đỉnh không được sắc nét và ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cũng như hoạt động của động cơ.

 

bugi-gia-1Các ký hiệu trên bu-gi Denso thật (trái) sắc nét hơn bu-gi giả


Một đặc điểm nữa trên bu-gi Denso là nhà sản xuất này đã khoét một rãnh chữ U trên điện cực mát để tăng cường khả năng đánh lửa. Đây là công nghệ rất phức tạp nên gần như các sản phẩm nhái không thể bắt chước. Các loại bugi “nhái” theo Denso đều chỉ có rãnh hình chữ V chứ không có hình chữ U.

 

bugi-gia-2Đầu cực mát có rãnh chữ U rất đặc trưng của bu-gi Denso thật


Những dấu hiện cấu tạo bên trong cũng cho biết nhiều thông tin về sản phẩm. Bugi của Denso dùng loại sứ cách điện chất lượng cao nên mịn và đồng nhất, trong khi đó bugi giả dùng loại sứ chất lượng thấp nên thường có lỗ bọt khí. Bên cạnh đó, phần điện cực dương bugi Denso thật làm bằng đồng, có khả năng thoát nhiệt tốt trong khi hàng nhái được làm bằng sắt nên tốc độ giải nhiệt chậm, khi đập vỡ thường có màu đen chứ không có màu đỏ như bugi chính hiệu.

Một sản phẩm khác có mặt trên thị trường Việt Nam khá lâu là bugi NGK. Những thông tin trợ giúp và cảnh báo khách hàng về nạn bugi giả vẫn được NGK Spark Plug gửi tới khách hàng thường xuyên. Theo tài liệu chính thức, đặc điểm đầu tiên để nhận ra bugi NGK thật là chữ "NGK" viết chính giữa thân sứ trong khi các loại hàng nhái thường viết lệch lên phía trên với nét chữ không sắc. Số lô hàng của NGK được viết trên hình lục giác với 4 chữ số, trong khi bu-gi giả là hình thang vuông.

bugi-gia-3bugi-gia-4Dấu hiệu nhận biết bu-gi giả


Đặc điểm nổi bật mà các thợ máy lâu năm dùng để nhận biết bugi NGK và được nhà sản xuất này khuyến cáo là vòng lót (long-đờn theo tiếng Nam Bộ hay gioăng ở ngoài Bắc) trên sản phẩm thật rất chắc, dù sử dụng một thời gian dài. Trong khi đó, ở bugi giả, chi tiết này chỉ cần dùng tay cũng có thể vặn ra dễ dàng.

 

bugi-gia-5Dấu hiệu bu-gi NGK giả


Ngoài những dấu hiệu trên, các nhà sản xuất cũng khuyên người tiêu dùng nên bảo dưỡng thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời bugi giả. Các sản phẩm nhái thường có độ bền kém, có thời gian đánh lửa sớm nên dễ bám muội cũng như mòn nhanh hơn sản phẩm chính hãng.

 

------------------

inBrand Giải pháp chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp

Hotline tư vấn:  096 246 4466

 

Tin tức liên quan:


098 152 5445