Do ham đồ rẻ hoặc thiếu hiểu biết nên không ít người tiêu dùng vẫn vô tư mua sắm các sản phẩm kém chất lượng mà không hề nghĩ đến những hậu quả khó lường từ những thiết bị đó.
Cẩn thận "chết oan" vì đồ điện rởm
Cách đây không lâu đã xảy ra một vụ án thương tâm “ Mất con vì bình nóng lạnh bị dò điện” liên quan đến việc sử dụng các thiết bị điện gia dụng kém chất lượng. Đó là trường hợp của gia đình anh N.M.T ở Móng Cái (Quảng Ninh). Chỉ vì ham rẻ nên anh đã lắp đặt bình tắm nóng lạnh của Trung Quốc, sự cố đau lòng xảy ra khi con trai anh T đang tắm thì vòi hoa sen bị rỉ và rò điện. Khi cả nhà phát hiện ra, anh vội vã ngắt cầu dao để cứu con nhưng mọi chuyện đã quá muộn.
Đồ điện rởm tràn ngập khắp thị trường
Trên thị trường hiện có bày bán, kinh doanh rất nhiều những mặt hàng thiết bị điện tử, thiết bị điễn gia dụng có nhãn mác hoặc không nhãn mác, có thương hiệu hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ…Tất cả các sản phẩm này đều “phận phù” về chất lượng. Thậm chí có những sản phẩm hàng nhái vẫn được bày bán công khai như: nồi cơm điện, mô tơ điện, quạt điện, đệm sưởi, máy bơm…Các loại ổ cắm, công tắc nhái trên thị trường có giá rất rẻ, khoảng 7.000 – 10.000 đồng/cái, trong khi đó giá chính hãng dao động từ 50.000 – 100.000 đồng/ cái.
Ổ cắm kém chất lượng rất dễ gây chập điện dẫn đến cháy nổ
Thủ đoạn của những kẻ chuyên buôn bán hàng giả, hàng nhái này thường sử dụng là dán nhãn nhữa vào sản phẩm để nhái thương hiệu. Nếu bị phát hiện kiểm tra, họ có thể phi tang chứng trong khoảng thời gian ngắn để thoát tội. Chủ buôn bán hàng thiết bị điện gia dụng nhái có nhiều thủ thuật để lừa khách hàng, điển hình như: khách đã chọn được máy ưng ý, đúng hãng của cửa hàng, để lại địa chỉ để nhân viên cửa hàng đến lắp. Tuy nhiên thiết bị mang đến sẽ bị tráo đổi thành hàng nhái, hàng giả.
Người tiêu dùng chấp nhận “ngậm trái đắng”
Đã có rất nhiều trường hợp mất tiền nhưng vẫn phải “ngậm trái đắng” khi mua phải thiết bị điện kém chất lượng. Những thiết bị này không đạt chất lượng chuẩn, điện áp bị sụt giảm làm cho các thiết bị điện như máy lạnh, tủ lạnh hoạt động liên tục bị hao phí điện năng, giảm tuổi thọ. Nhiều thiết bị khác cũng dễ bị hỏng hóc, nơi tiếp xúc lỏng lẻo, lớp nhựa bảo vệ bên ngoài bị rạn nứt, rò điện hoặc không dẫn điện. Tuy nhiên, do tâm lý muốn mua những thiết bị điện gia dụng giá rẻ nên nhiều người đã phải trả giá đắt.
Nhiều gia đình phải trả giá đắt khi sử dụng đồ điện kém chất lượng
Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bị chập điện dẫn đến giật, cháy nổ gây thiệt hại nặng nề. Phần đa các vụ việc liên quan đến điện đều xuất phát từ những thiết bị điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không đáp ứng được về chất lượng.
Theo số liệu của trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (thuộc hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) công bố khi kiểm nghiệm 36 mẫu dây, cáp điện bọc nhựa PVC, lấy mẫu ngẫu nhiên trên thị trường thì chất lượng rất đáng lo ngại. Cụ thể, 64% vi phạm về việc ghi nhãn hãng hóa, 25% vi phạm về ruột dẫn,...
Theo số liệu của trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) công bố kết quả kiểm nghiệm của 36 mẫu dây, cáp điện bọc nhựa PVC, lấy mẫu ngẫu nhiên trên thị trường, thì chất lượng rất đáng lo ngại. Cụ thể, có 64% vi phạm về việc ghi nhãn hàng hóa, 64% không đạt về tiêu chuẩn điện trở ,25% vi phạm về ruột dẫn, 56% vi phạm về kết cấu ruột dẫn…
Chết oan vì thiết bị rò rỉ điện
Trong quá trình sử dụng, không ít người quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24/24h, kể cả trong lúc tắm. Thực tế, rơle này chỉ có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ nước của bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước thấp thì role tự động cấp điện, nhiệt độ cao thì role tự động cắt điện chứ không hề có chức năng bảo vệ chống điện rò ra nước.
Chập điện bình nóng lạnh
Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cũng cho biết them, nước càng bẩn thì khả năng dẫn điện càng lớn. Theo đó, bình nóng lạnh bị rò điện, điện tiếp xúc với nước bẩn sẽ làm chon guy cơ bị điện giật cao hơn việc dùng nước sạch. Để đảm bảo an toàn, trước hết không nên sử dụng những chiếc bình nóng lạnh quá cũ. Ngoài ra, một nguyên tắc quan trọng khác để đảm bảo an toàn là tắt bình nóng lạnh trước khi tắm.
Các chuyên gia cảnh báo, ngoài bình nóng lạnh thì bàn là, lò nướng điện, ấm điện siêu tốc, nồi cơm điện…đều nằm trong nhóm đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ cao. Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này là sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp nên có nguy cơ rò rỉ điện rất cao. Người dùng có thể lấy bút thử điện để kiểm tra các đồ dùng của mình xem có bị rò rỉ điện không.
Cẩn thận "chết oan" vì đồ điện rởm
Với những hậu quả khôn lường không một ai có thể đoán trước được do dùng điện “rởm” gây ra, người dùng nên tỉnh táo, thận trọng hơn khi mua và sử dụng các thiết bị điện cho gia đình mình.
Về phía các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện gia dụng, cần nhanh chóng tìm ra giải pháp giúp khách hàng nhận biết sản phẩm thật – giả tốt hơn. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện việc này hiệu quả hơn, Inbrand cung cấp một giải pháp công nghệ giúp bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả hàng nhái thông minh, toàn diện. Doanh nghiệp quan tâm, xin vui lòng liên hệ về số hotline 0962 464 466 để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: