CHIA SẺ THÔNG TIN

Mỹ phẩm giả ngang nhiên lộng hành trên thị trường

27/07/2017

Dường như vấn nạn mỹ phẩm giả chưa bao giờ có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn.

 

my-pham-gia-5Mỹ phẩm giả ngang nhiên lộng hành trên thị trường


Mới đây, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có công văn đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc 30 loại mỹ phẩm do không đạt chất lượng. Cầm trên tay hai loại gel dưỡng tóc có tên Mise En Scene Perfect Repair Hair Gel - thương hiệu mỹ phẩm của Hàn Quốc với kiểu dáng, màu sắc và hình dáng y hệt nhau, chị Trần Thu Hà (nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cho biết rất khó để phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả nếu chỉ quan sát bình thường.


Mắt thường khó phát hiện hàng giả hàng nhái mỹ phẩm


Mặc dù đã dùng một lần, nhưng chị Hà vẫn mua phải hàng giả, thậm chí cả hai sản phẩm đều được mua ở shop được cho là uy tín. “Dùng thì mới biết, vì chất lượng hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Phải nhìn thật kỹ, thật tinh mới phát hiện được đâu là hàng giả”, chị Hà chia sẻ.

 

my-pham-gia-6Mỹ phẩm giả ngang nhiên lộng hành trên thị trường


Chuyên bán hàng mỹ phẩm xách tay của Nhật, chị Huệ (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, có nhiều sản phẩm làm giả rất tinh vi, nếu người không am hiểu chắc khó có thể phân biệt được hàng giả, thậm chí, ngay cả bản thân chị nhiều khi vẫn bị nhẫm lẫn.

Khảo sát tại nhiều cửa hàng bán mỹ phẩm xách tay cho thấy một thực tế, hàng xách tay hầu hết đều có giá rẻ hơn, thậm chí là chênh lệch khá nhiều so với giá tại các cửa hàng, đại lý chính thức. Từ các loại mỹ phẩm mang nhãn hiệu bình dân như Mabeline, Essance, Pond’s…cho đến những dòng sản phẩm cao cấp như Chanel, Dior, Lancome…được bày bán tại các cửa hàng mỹ phẩm xách tay cũng đều có giá rẻ hơn tại siêu thị, hay các cửa hàng chính hãng từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng.

 

my-pham-gia-7Mỹ phẩm giả ngang nhiên lộng hành trên thị trường


Đặc biệt, thời gian gần đây, đánh vào phong trào mua bán mỹ phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng từ Mỹ, Nhật, Pháp, Hàn Quốc…nhiều tải khoản trên facebook đã kinh doanh mặt hàng này và tất cả đều khẳng định chỉ bán hàng xách tay chính hãng, không bán hàng giả.

 

Hàng loạt mỹ phẩm kém chất lượng


Vấn nạn mỹ phẩm giả đang ngày càng nhức nhối, mối đây Cục Quản lý dược  (Bộ Y tế) đã có công văn đình chỉ lưu hành và thu hồi 30 loại mỹ phẩm trên toàn quốc do không đạt chất lượng. Trong 30 loại mỹ phẩm này, có 19 sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Kim Quan (Hậu Giang). Các sản phẩm bị thu hồi bao gồm: Tinh dầu dừa dưỡng da, dưỡng tóc, tinh chất dưa leo trắng da, giảm mụn, tinh chất bồ kết dưỡng tóc, bột cám gạo trắng da chống lão hóa, bột nghệ vàng giảm mụn tàn nhang, bột ngâm chân hoa cúc giảm nứt da chân…

Theo Cục Quản lý dược, nguyên nhân thu hồi là do cơ sở sản xuất này không đáp ứng các điều kiện về sản xuất mỹ phẩm, không thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản về “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP - ASEAN).

 

my-pham-gia-8Mỹ phẩm giả ngang nhiên lộng hành trên thị trường


Công ty TNHH Lulanjina (TP.HCM) bị thu hồi 6 sản phẩm do công ty sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sẩm ra thị trường, trong đó có Lulanjina – kem dưỡng da se khít lỗ chân lông, kem làm mờ vết nám, sữa rửa mặt…Các loại mỹ phẩm này có tên sản phẩm, công thức, tính năng ghi trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố, địa chỉ nhà sản xuất cũng không đúng với địa chỉ cơ sở sản xuất hiện tại.

Công ty TNHH Liên doanh Pan Việt Nam (Tp.HCM) bị thu hồi 3 sản phẩm, gồm: Mặt nạ trắng da-elisees UV whitening hydrating mask, Kem dưỡng da ban đêm- elisees UV whitening nourissing night cream và Pan FCM. Các sản phẩm này bị thu hồi do có thành phần công thức ghi trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố.

 

my-pham-gia-9Mỹ phẩm giả ngang nhiên lộng hành trên thị trường


Hai sản phẩm tiếp theo bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc là Veracare DB-dung dịch tắm khô và Veracare DB-dung dịch dầu gội khô của công ty TNHH Y tế Gia Việt (Hà Nội). Các sản phẩm này ghi tên và thành phần công thức sản phẩm trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố.

Bên cạnh 30 loại mỹ phẩm trên, Cục Quản lý dược cũng có quyết định thông báo thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với 5 sản phẩm của công ty TNHH mỹ phẩm Tùng Anh (Hà Nội), do công ty đề nghị thu hồi tự nguyện vì không có nhu cầu kinh doanh các sản phẩm này trên thị trường. Đó là các sản phẩm mỹ phẩm: 4D shape memory mask- anti truople - detoxing, 4D shape memory mask - intensive lifting de-aging, 4D shape memory mask - rediance whitening, Huroo huroo diamond pearl powder, Huroo huroo dazzling eyes.

Theo đại diện Cục Quản lý Dược, hầu hết các sản phẩm trên đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng là do có tên sản phẩm, công thức, tính năng ghi trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố; địa chỉ nhà sản xuất ghi trên nhãn và hồ sơ công bố không đúng với địa chỉ cơ sở sản xuất hiện tại.

Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để tránh mua phải mỹ phẩm giả, người tiêu dùng chỉ nên mua mỹ phẩm từ đại lý được ủy quyền, chú ý bao bì, kiểm tra mã vạch, số seri và thông tin sản xuất, kiểm tra màu sắc sản phẩm, chú ý đến mùi và kết dính, thử sản phẩm trước khi mua.

 

---------------

Inbrand - Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp

Hotline: 0962 464 466

 

Có thể bạn quan tâm:

098 152 5445