CHIA SẺ THÔNG TIN

Bát nháo thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam

12/07/2017

Các sản phẩm dầu gội, dầu xả của Thái Lan hiện nay đang bị Trung Quốc làm giả, làm nhái rất nhiều rồi “tuồn” sang nước ta, nếu không tinh tường thì người mua rất dễ mua phải các sản phẩm kém chất lượng này.

 

my-pham-2Bát nháo thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam

 

Hiện nay, trên thị trường có vô số các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, bao gồm các siêu thị, các cửa hàng chuyên kinh doanh mỹ phẩm, các nhà thuôc vừa kinh doanh dược phẩm vừa kinh doanh mỹ phẩm, các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, các cửa hàng tạp hóa với đủ loại mỹ phẩm, từ xà phòng, dầu gội đầu, kém đánh răng, kem bôi trắng da, son phấn, chì kẻ mắt, mỹ phẩm làm mờ vết thâm, làm căng da vùng mắt, chống nắng, chống lão hóa, ngừa mụn…

Ngoài dòng mỹ phẩm được sản xuất trong nước và mỹ phẩm nhập khẩu từ các nước Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc…thì những năm gần đây “nở rộ” dòng mỹ phẩm “xách tay” được đưa về bằng nhiều con đường như nhập lậu qua đường tiểu ngạch, đi công tác, tiếp viên hàng không, sinh viên du học, bưu phẩm của những người đang học tập và làm việc tại nước ngoài chuyển về. Với xu hướng đó, vài năm trở lại đây, các cửa hiệu bán hàng mỹ phẩm xách tay đua nhau mọc lên bày bán đủ chủng loại. Thực trạng hàng giả hàng nhái mỹ phẩm khó kiểm soát.

 

my-pham-3Cửa hàng bán mỹ phẩm xách tay liên tục mọc lên gây nhiễu loạn thị trường


Ngoài loại hình kinh doanh mỹ phẩm trên thì kinh doanh mỹ phẩm qua mạng internet hay con gọi là bán hàng online cũng sôi động không kém. Chỉ cần một chú click chuột với từ khóa “mỹ phẩm”, “mỹ phẩm xách tay” người mua có thể dễ dàng tìm được rất nhiều địa chỉ website có nội dung mời chào hấp dẫn. Qua đó, các chủng loại mỹ phẩm đa dạng về nguồn gốc được quảng cáo, rao bán với đủ kiểu, đủ loại và nhiều mức giá khác nhau.

 

my-pham-4Bát nháo thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam


Không phủ nhận sự phát triển của thị trường mỹ phẩm đã tạo ra nhiều cơ hội tiêu dùng đối với người dân, tuy nhiên điều này cũng làm phát sinh không ít nguy cơ và phiền toái đối với chính người tiêu dùng khi đối mặt với những sản phẩm mà mình còn chưa tường tận. Nếu là thuốc tân dược, người bán cần phải có giấy phép kinh doanh và các yếu tố để đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh, còn đối với mặt hàng mỹ phẩm thì chuyện này lại dễ dãi hơn nhiều. Ai cũng có thể kinh doanh mặt hàng này, thậm chí vào một tiệm cắt tóc, gội đầu khách hàng cũng được tư vấn hoặc chào mời mua một vài loại mỹ phẩm. Với thị trường mỹ phẩm còn khá lộn xộn như hiện nay thì việc quản lý mặt hàng này còn nhiều vấn đề nan giải.

Theo các cơ quan chức năng, hiện có tới hàng nghìn chất bị cấm sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm. Nhưng đối với các mặt hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì khó có thể kiểm soát được những chất gì có trong mỹ phẩm để biết nó có ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng hay không(?). Chính vì lý do này mà hiện nay, tại các bệnh viện, số bệnh nhân bị dị ứng, hỏng da do sử dụng mỹ phẩm giả, kém chất lượng ngày càng tăng.

 

my-pham-5Bát nháo thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam


Mỹ phẩm giả gây ra những nguy cơ khôn lường cho người bệnh. Phần lớn các loại mỹ phẩm này đều có chứa những chất độc hại với tỷ lệ lớn hơn mức cho phép của y tế. Ví dụ như đối với mỹ phẩm có chứa corticod, ban đầu khi sử dụng sản phẩm có corticod sẽ làm cho da có vẻ trắng, láng mịn hơn, làn da được cải thiện làm chị em rất ưng ý. Nhưng nếu sử dụng lâu ngày sẽ gây teo da, giãn mạch, nám da, nguy hiểm hơn, nó còn có thể gây ung thư da.

 

my-pham-6Hậu quả khi sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng


Hiện nay Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý về chất lượng mỹ phẩm. Theo quy định của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai các hoạt động về hậu mãi đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước, mỹ phẩm nhập khẩu lưu thông trên địa bàn và xử lý các vấn đề về chất lượng mỹ phẩm theo quy định của pháp luật. Trên địa bàn tỉnh, việc kiểm tra chất lượng mỹ phẩm được giao cho Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm tỉnh. Tuy nhiên việc kiểm tra chất lượng mỹ phẩm ở Trung tâm hiện còn nhiều khó khăn do chưa có đủ các điều kiện về trang thiết bị, máy móc, phương tiện để kiểm nghiệm... Chưa kể xét nghiệm một mẫu mỹ phẩm mất rất nhiều kinh phí. Đây cũng là thực trạng chung của các trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm trên cả nước. Do vậy, việc kiểm tra, giám sát thị trường mỹ phẩm cũng cần có sự chung tay của các ngành: Công an, cơ quan kiểm nghiệm, quản lý thị trường, ban quản lý các chợ... Bên cạnh sự kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt của các ngành chức năng thì người tiêu dùng cũng cần thận trọng trong việc lựa chọn mỹ phẩm để tránh những thiệt hại liên quan đến bản thân, sức khỏe khi sử dụng phải mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng.

 

---------------

Inbrand - Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp

Hotline: 0962 464 466



Có thể bạn quan tâm:


098 152 5445