CHIA SẺ THÔNG TIN

Doanh nghiệp cần làm gì để chống hàng giả hiệu quả

20/05/2017

Vấn nạn hàng giả hàng nhái đang ngày càng phổ biến với các thủ đoạn cũng một tinh vi, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ăn chân chính và gây thất thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, công tác chống hàng giả chưa thực sự hiệu quả do các giải pháp đối phó vẫn còn nhiều hạn chế.

 hang-gia

Hàng giả hàng nhái ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến doanh nghiệp


Công tác chống hàng giả còn nhiều bất cập  

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hiệu quả của công tác chống hàng gian, hàng giả phụ thuộc rất lớn vào sản xuất và doanh nghiệp. Tuy nhiên nên sản xuất của Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh, phần đông doanh nghiệp có quy mô nhỏ và rất nhỏ, tiềm lực yếu, số doanh nghiệp có thương hiệu lớn còn quá ít. Ngoài ra, thời gian qua, bên cạnh một số doanh nghiệp tích cực trong công tác chống hàng giả, hàng nhái thì cũng còn không ít những doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề này, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn cố tình che giấu thông tin về sản phẩm bị làm giả vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của mình. Điều này gây khó khan rất lớn cho công tác điều tra xử lý của cơ quan chức năng.

hang-gia-123Công tác chống hàng giả còn nhiều hạn chế

Cùng với sự thờ ơ của doanh nghiệp thì sự thiếu quan tâm của người tiêu dùng cũng là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho hàng giả lộng hành. Ông Ngô Bách Phong – Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng TP.HCM cho biết, người tiêu dùng Việt Nam chưa mạnh mẽ nói tiếng không với hàng giả. Đôi khi, họ biết là hàng kém chất lượng, hàng nhái nhưng vẫn chấp nhận dùng do không đủ điều kiện để dùng hàng thật, hàng tốt. Mặt khác, số đông người tiêu dùng khi phát hiện ra hàng giả lại tặc lưỡi bỏ qua vì ngại khiếu nại, kiện tụng. Theo thống kê của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, mặc dù nước ta có tới 50 hội bảo vệ người tiêu dùng tại các tỉnh thành trên cả nước nhưng mỗi năm chỉ nhận được khoảng 1.000 khiếu nại. Trong khi đó, Singapore có dân số ít hơn Việt Nam rất nhiều nhưng mỗi năm lại có tới trên 10.000 khiếu nại của người tiêu dùng.


my-pham-gia-123Hậu quả mỹ phẩm giả

xe-dap-gia

Hậu quả xe đạp giả

binh-nong-lanh-gia-123Hậu quả bình nóng lạnh giả

phu-tung-giaHậu quả phụ tùng giả

Doanh nghiệp thờ ơ với hàng kém chất lượng, người gánh hậu quả cuối cùng vẫn là người tiêu dùng. Ngược lại, khi vấn nạn hàng giả có cơ hội để phát triển, doanh nghiệp sẽ dần mất thị trường và khàng hàng, từ đó doanh số bán hàng cũng giảm mạnh. Tình hình hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra được giải pháp hiệu quả hơn để đối phó với vấn nạn này.


Cần có giải pháp đồng bộ

Lợi nhuận từ việc làm hàng giả quá lớn trong khi việc xử lý chống hàng giả của một số cơ quan chức năng còn thiếu quyết liệt khiến cho không ít doanh nghiệp cảm thấy nản lòng. Trong nhiều trường hợp, khi doanh nghiệp phát hiện sản phẩm của mình bị làm giả và báo cho cơ quan Quản lí thị trường thì lại không nhận được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng với lí do số lượng bị làm giả không nhiều, không cần phải tiếp tục theo dõi

hang-gia

Những mặt hàng bị làm giả nhiều nhất hiện nay

Để có thể giải quyết được tình trạng hàng gian, hàng giả, theo nhận định của các chuyên gia, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống luật pháp để các quy định pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, tăng cường vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải tự biết bảo vệ chính mình.

Cụ thể, đối với các doanh nghiệp, cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hàng hóa, còn phải chủ động trong cuộc chiến chống hàng giả thông qua việc áp dụng công nghệ hiện đại, các giải pháp chống hàng giả hàng nhái. Một trong những giải pháp được đánh giá là toàn diện và hiệu quả hiện nay là giải pháp công nghệ Inbrand. Với việc cung cấp cho doanh nghiệp một hệ thống thông tin xuyên suốt từ sản xuất, phân phối, bán hàng đến chăm sóc khách hàng, Inbrand chắc chắn là chìa khóa mà các doanh nghiệp đang cần để giải quyết bài toán hàng gian, hàng giả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phối hợp với cơ quan chức năng và các cơ quan truyền thông phát hiện và cung cấp thông tin về hàng giả cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng cần phổ biến thông tin cảnh báo rộng rãi giúp người tiêu dùng nhận diện hàng thật, hàng giả, hạn chế thiệt hại cho khách hàng và góp phần ngăn chặn hàng hóa giả mạo. Thực tế cho thấy, nếu doanh nghiệp tích cực và có quyết tâm trong vấn đề này thì tình trạng hàng giả, hàng nhái sẽ bị hạn chế đáng kể.

 

Cùng với sự quan tâm của doanh nghiệp, việc thay đổi văn hóa mua sắm của người tiêu dùng được xem là một biện pháp mang tính dài hạn, bền vững trong công tác chống hàng giả, hàng nhái. Hiện nay, hàng giả, hàng nhái tràn lan không chỉ ở những nơi dân trí thấp như nông thôn, vùng sâu vùng xa mà còn “tung hoành” ngay cả ở những khu đô thị lớn với nhiều trung tâm thương mại sầm uất. Tuy nhiên, ngay cả ở các đô thị lớn thì vẫn có những người tiêu dùng mù mờ về khái niệm mã vạch và tem chống giả trên sản phẩm. Thậm chí có nhiều người còn không có thói quen truy xuất nguồn gốc và cũng ít giữ lại các hóa đơn mua hàng. Người tiêu dùng chính là người có quyền quyết định đến sự “ sống còn” của hàng giả, hàng nhái thông qua việc có mua hay không. Vì vậy, việc giúp người tiêu dùng nhận thức đúng hơn về tâm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc là trách nhiệm của doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Inbrand sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả việc này.

Liên hệ với Inbrand – Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái theo số hotline 0962 464 466 để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Có thể bạn quan tâm:

098 152 5445