CHIA SẺ THÔNG TIN

Hàng giả hàng nhái tăng mạnh vào cuối năm, doanh nghiệp Việt cần tích cực đối phó

11/12/2017

Với diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng luôn là cơn ác mộng đối với nhiều doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, nhất là những tháng cuối năm với nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến.

Khốn đốn vì nạn hàng giả hàng nhái

Theo số liệu của Ban chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mai và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia), 10 tháng đầu năm 2017 đã phát hiện, xử lý trên 181.000 vụ việc vi phạm ( tăng gần 35% so với cùng kỳ năm 2016), thu ngân sách Nhà nước đạt gần 19.000 tỉ đồng, khởi tố trên 1.600 vụ vi phạm với hơn 2.000 đối tượng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

chong-hang-gia-hang-nhai-2017

Cơ quan chức năng tích cực kiểm tra hàng giả hàng nhái vào cuối năm

Việc bị làm hàng giả, nhái khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, trong đó có các doanh nghiệp thuộc ngành mỹ phẩm. Doanh nghiệp đã phải vất vả, tốn nhiều công sức và tiền bạc để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm, bỏ tiền đầu tư nhà xưởng, nguyên liệu, thiết kế mẫu mã, bao bì…và xin chứng nhận từ cơ quan chức năng. Hơn nữa, việc đưa sản phẩm ra thị trường để cạnh tranh với các thương hiệu khác còn khó khăn gấp bội. Tuy nhiên, một số dòng sản phẩm vừa bán chạy thì đã bị làm nhái ngay và bán với giá rẻ hơn để lừa người tiêu dùng.

Các thủ đoạn làm giả, nhái trong kinh doanh mỹ phẩm có thể kể đến như: nhái mẫu mã, thậm chí nhái cả mã vạch Barcode và QR code để check hàng, hoặc nhái bằng cách dùng tên gọi gần giống với hàng chính hãng. Các thủ đoạn này rất tinh vi, người tiêu dùng cần thông minh, tỉnh táo để tìm cho mình một nguồn sản phẩm uy tín, chính hãng. Các doanh nghiệp nên chú trọng vào vấn đề này, để đưa ra biện pháp thiết thực, nên đầu tư áp dụng trang thiết bị hiện đại vào sản xuất để bảo vệ người tiêu dùng và uy tín thương hiệu.

 

chong-hang-gia-hang-nhai-2017-1Mỹ phẩm là một trong những ngành hàng bị làm giả nhiều nhất

Trường hợp của anh Phạm Lê Tuấn Nghĩa – đại diện nhãn hiệu PHINN café đang phải “ cầu cứu” nhiều nơi, thậm chí cả trên mạng xã hội vì nhãn hiểu sản phẩm đã đăng ký Sở hữu trí tuệ của anh đang có dấu hiệu bị xâm phạm. Cụ thể, trên hộp và gói sản phẩm của thương hiệu lớn nói trên có ghi dòng chữ “café PHINN” và hình ảnh có yếu tố xâm phạm quyền đối với doanh nghiệp của anh Nghĩa. Các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm đang được bày bán tại nhiều cửa hàng, siêu thị. Anh Nghĩa nhiều lần gửi thư khuyến cáo nhưng doanh nghiệp nhái hàng không có sự hồi đáp. “ Làm doanh nghiệp, lo bảo vệ mình đã khó thì còn thời gian, tâm sức đâu mà phát triển kinh doanh”, anh Nghĩa chia sẻ.

Xử phạt chưa đủ sức răn đe, khó đẩy lùi vấn nạn

 

Thông tư 06/2011/TT-BYT quản lý mỹ phẩm

Người tiêu dùng hoang mang, lo lắng không biết sản phẩm nào mới thực sự là hàng chính hãng?

Với siêu lợi nhuận mang lại từ làm hàng giả, hàng nhái, nhiều chuyên gia luật cho rằng mức xử phạt chưa tương xứng nên khó có thể ngăn được tình trạng này. Hơn nữa, các quy định xử lý còn nhiều chồng chéo, nhiều điểm chưa rõ ràng. Một hành vi vi phạm có thể xử lý ở nhiều mức phạt khác nhau, quy định trong các văn bản khác nhau nên khi áp dụng, cơ quan xử lý rất lúng túng.

Quy định tại điều 200, Luật sở hữu trí tuệ nêu rõ, việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của tòa án. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, công an, quản lý thị trường, hải quan và UBND các cấp.

Trong khi đó, lực lượng chủ yếu thực thi nhiệm vụ kiểm soát chống hàng giả, vi phạm về sở hữu trí tuệ lại là lực lượng quản lý thị trường, do đó hình thức xử lý hầu hết mới dừng lại ở xử phạt hành chính. Hơn nữa, mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả theo Nghị định số 08/2013/NĐ-CP chưa đủ sức răn đe, khiến quá trình thực thi rất khó khăn.

 

chong-hang-gia-hang-nhai-2017-3

Hiện nay, chỉ cần thương hiệu nào có tên tuổi thì ngay sau đó có hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái vẫn tiếp diễn ngày càng tinh vi và chưa có hồi kết. Các doanh nghiệp luôn phải đặt ra câu hỏi, liệu đâu là giải pháp chống giả mang lại hiệu quả tối ưu nhất, khi mà công nghệ in ấn ngày càng phát triển, dễ dàng in nhái bất cứ loại tem nào, trong khi các loại tem truyền thống thì ngày càng lộ rõ nhược điểm. Giữa một ma trận hàng hóa trên thị trường, hầu như sản phẩm nào cũng có tem chống giả, người tiêu dùng hoang mang, lo lắng không biết sản phẩm nào mới thực sự là hàng chính hãng? Nếu không may mua phải hàng giả, hàng nhái, thì không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn gây tổn hại đến uy tín, danh dự và doanh thu của các doanh nghiệp.

chong-hang-gia-hang-nhai-2017-4

Tem chống giả QR code là một giải pháp chống giả đang được nhiều doanh nghiệp tin dùng nhất hiện nay bởi những tính năng ưu việt mà chúng mang lại: nhanh chóng, hiệu quả, lâu dài, đồng thời khắc phục được những nhược điểm của các loại tem chống giả truyền thống. Bên cạnh đó, cơ chế chống giả nhiều lớp đặc biệt giúp tem QR code không thể bị làm giả, nhờ đó có thể bảo vệ được quyền lợi và uy tín của các doanh nghiệp một cách tuyệt đối.

Inbrand đang là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp tem chống giả QR code hiệu quả nhất, nếu doanh nghiệp quan tâm tới giải pháp này và cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0962 464 4466, Inbrand rất hân hạnh được phục vụ !

 

--------

Inbrand - Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp. 

Hotline: 0962 464 466

 

Có thể bạn quan tâm:

>> Dễ dàng truy xuất nguồn gốc với mã số mã vạch
>> Chống hàng giả hàng nhái, doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình
>> Inbrand - Giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng đầu cho thực phẩm
>> 10% thuốc trên thị trường là giả, thuốc không đạt chuẩn
>> Tem mã hóa giúp doanh nghiệp ngăn chặn khủng hoảng truyền thông
>> Hàng giả hàng nhái: Ngành công nghiệp đen tối đục rỗng nền kinh tế


098 152 5445